Vải dệt kim là gì? Xem A-Z về loại vải đặc biệt này trên thị trường
TGKB
Th 6 07/06/2024
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Bạn đã bao giờ tự hỏi về vải dệt kim là gì và tại sao nó lại được ưa chuộng đến vậy trong ngành thời trang và sản xuất chưa? Trong bài viết này, Thế Giới Khăn Bông sẽ cùng bạn đi "flex" sâu hơn về loại vải này, từ nguồn gốc đến các ứng dụng hiện đại, để hiểu rõ hơn về tác động của nó trong cuộc sống hàng ngày nhé!
Vải Dệt Kim Là Gì?
Vải dệt kim, hay còn được biết đến với tên gọi tricot, là một loại vải được tạo ra thông qua quá trình dệt bằng máy dệt kim. Khác với vải dệt thoi, vải dệt kim được tạo ra từ các sợi thô được nối với nhau bằng các mắt dệt kim, tạo ra một cấu trúc co giãn và mềm mại.
Đặc tính của nó thường khác với vải dệt thoi ở chỗ nó linh hoạt hơn và cực kỳ dễ dàng chế tạo thành các mảnh nhỏ hơn, lý tưởng cho tất và mũ.
Nguồn Gốc Của Vải Dệt Kim
Tuy chưa xác định được rõ nguồn gốc nhưng loại vải này đã xuất hiện từ thời cổ xưa. Người ta phát hiện ra loại vải này lần đầu tiên từ thế kỷ 11 tại Ai Cập.
Hầu hết các lịch sử về dệt kim đều cho thấy nguồn gốc của nó từ châu Âu, tuy nhiên, một số đồ vật xa xưa được cho rằng là giống với vải dệt kim như là tất của người Ai Cập, Romano, khăn, mũ, khố,…
Cấu Tạo Đặc Biệt Của Chất Liệu Vải Dệt Kim
Vải dệt kim thường được tạo ra từ các sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon, kết hợp với một số sợi tự nhiên như cotton. Quá trình dệt bằng máy dệt kim tạo ra các mắt dệt đan xen với nhau, tạo nên hình ziczac, tính co giãn và mềm mại đặc trưng của vải này. Điều này làm cho vải dệt kim trở thành lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm yêu cầu tính linh hoạt và thoải mái.
Chính nhờ những cấu tạo đặc trưng của phải dệt kim, mà chất vải này thường có được những tính chất nổi bật. Phải kể đến như:
Bề mặt thoáng, mềm và xốp.
Chất vải thường có tính co giãn tốt và đàn hồi lớn
Độ co giãn của vải dệt kim thường lớn hơn nhiều so với các sợi gia công khi chịu lực tác động.
Ưu Nhược Điểm Của Vải Dệt Kim
Bất kể là gì cũng đều có ưu và nhược điểm, vậy cùng tìm hiểu với Thế Giới Khăn Bông nhé!
Ưu điểm:
Bề mặt của vải thường mềm mại mang đến sự thoải mái dễ chịu khi mặc.
Thông thoáng, bề mặt cực kỳ mềm mịn và vô cùng thoáng mát, nhẹ nhàng.
Giữ nhiệt rất tốt.
Khó nhăn bởi kết cấu form dáng cố định.
Nhược điểm:
Không bị nhăn quá nhiều nhưng mép vải dễ bị nhăn.
Các sợi vải dệt kim rất dễ bị tuột vòng đan, sản phẩm dễ bị hư hỏng.
Vải giãn quá mức sẽ gây biến dạng sản phẩm và không thể trở lại trạng thái ban đầu.
Ít bền hơn.
Phân Loại Các Loại Vải Dệt Kim Phổ Biến Trên Thị Trường
Trên thị trường, có nhiều loại vải dệt kim khác nhau, từ các loại dày và đàn hồi dành cho quần áo thể thao đến các loại mềm mại và mịn màng dùng cho đồ nội thất và trang trí. Mỗi loại vải mang đặc điểm riêng và phù hợp cho các mục đích sử dụng cụ thể.
Interlock: Loại vải có 2 mặt giống nhau và đều được tính là mặt phải. Đặc điểm nhận dạng là không bị quăn ở mép, bề mặt luôn bóng mịn.
Rib: 2 mặt phải nằm xen kẽ với các cột vòng trái, đây cũng là loại vải cũng rất ít khi bị quăn mép, thường được sử dụng làm bo cổ áo, bo tay áo, bo lai áo,…
Single Jersey: Mặt trái và mặt phải nhìn khác nhau rõ rệt, có độ mềm và thoáng thường được sử dụng làm đồ lót, áo thun, trang trí,… trong các mặt hàng quần áo.
Tricot: Kết hợp gân ngang ở mặt trái và gân sọc dọc ở mặt phải. Loại này gồm các mẫu như: Lachelle, Simplex, Milanis, Tico.
Milan: Loại vải dệt kim gồm các gân dọc rõ nét ở mặt phải và gân chéo ở mặt trái. Loại vải này có trọng lượng nhẹ, mịn, đứng dáng, bền bỉ so với các chất vải khác.
Raschel: Kết cấu khá phức tạp với hệ thống mặt lưới thưa, độ co giãn cực thấp, được sử dụng nhiều làm vật liệu thông gió trong thời trang.
Ứng Dụng Nổi Bật Của Vải Dệt Kim Hiện Nay
Vải dệt kim có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ trang phục thời trang và đồ lót đến đồ nội thất và sản phẩm y tế như băng gạc và gối chống áp lực. Sự mềm mại và co giãn của vải này làm cho nó trở thành lựa chọn ưa thích của nhiều người. Thế Giới Khăn Bông cho bạn một vài ví dụ nhé:
Áo khoác mềm, áo đầm và áo phông: Những mẫu áo mượt mà, mềm mại được may từ chất vải dệt kim ngang mang đến sự thoải mái, tinh tế và nhẹ nhàng cho người mặc.
Quần, áo khoác dày: Những chất vải dệt kim đôi, hay vải dệt kim rib được dùng để may quần, áo khoác, những sản phẩm cần có đồ dày và độ bền.
Đồ lót, đồ mặc nhà: Những trang phục buổi tối, cần sự thư giãn và nhẹ nhàng được may bằng vải dệt kim đan dọc.
Jumpsuit, đồ tắm, đầm, váy: Tất cả đều có thể được may bằng vải dệt kim, tạo sự năng động, phong cách và tràn đầy sức sống.
Ngoài ra, loại vải này còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác như nệm, rèm cửa, băng đô, khăn quàng cổ, găng tay và các loại phụ kiện khác.
Và còn các sản phẩm chuyên dụng như đồ bảo hộ, dụng cụ y tế và các sản phẩm kỹ thuật.
Với những đặc tính độc đáo và tính linh hoạt của loại vải này, không chỉ là một nguyên liệu trong ngành dệt may mà còn là biểu tượng của sự thoải mái và đa dạng trong sản phẩm cuối cùng. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn cái nhìn sâu hơn về loại vải đặc biệt này và cung cấp thông tin hữu ích cho quyết định mua sắm của bạn. Thế Giới Khăn Bông sẽ chia sẻ nhiều thêm về các chất liệu vải khác, hãy đón chờ nhé!