Vải gấm là gì? Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng nổi bật của vải gấm
TGKB
Th 3 02/07/2024
9 phút đọc
Nội dung bài viết
Trong thế giới vải vóc, vải gấm luôn giữ một vị trí đặc biệt nhờ vào vẻ đẹp lộng lẫy và lịch sử phong phú. Bạn đã bao giờ thắc mắc điều gì làm nên sự khác biệt của vải gấm so với những loại vải khác? Hãy cùng Thế Giới Khăn Bông khám phá sâu hơn về vải gấm, từ nguồn gốc, quy trình sản xuất, cho đến những ứng dụng đa dạng trong cuộc sống và có cái nhìn toàn diện và hiểu vì sao nó luôn là lựa chọn hàng đầu cho những sản phẩm cao cấp và sang trọng.
Vải Gấm Là Gì?
Là một loại vải dệt có hoa văn nổi, thường được làm từ sợi tơ tằm, ngày xưa, vải gấm là một loại vải được xếp vào hạng xa xỉ, cao cấp đã có từ lâu đời. Sự sang trọng của vải gấm đến từ quá trình dệt phức tạp, tạo nên những hoa văn tinh xảo và bắt mắt.
Gấm thường được sử dụng trong các trang phục lễ hội, trang phục truyền thống, và các sản phẩm nội thất cao cấp nhờ vào vẻ đẹp và độ bền vượt trội. Nhờ vào kỹ thuật dệt cực kỳ phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ cao của người thợ dệt.
Nguồn Gốc Lịch Sử
Loại vải này có nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi nó đã được dệt và sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Khi vải gấm lan rộng sang Việt Nam, tổ tiên chúng ta từ lâu đời đã biến tấu và sáng tạo thêm để tơ tằm cao cấp này mang bản sắc và cá thuần túy của dân tộc Việt Nam. Trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta đã phát triển những dòng vải khác nhau, đa dạng được các loại vải gấm từ đó đa dạng thêm các đối tượng tiêu dùng.
Xem thêm:
- Sợi tổng hợp là gì? Có bền không? Phân biệt với sợi thiên nhiên
- Tìm hiểu A-Z chất liệu sợi tự nhiên ! Nguồn, Ứng dụng, Đặc điểm,...
- Vải Bông là gì? Có mấy loại? Ứng dụng của vải sợi bông trong cuộc sống
Quy Trình Sản Xuất Vải Gấm
Quy trình dệt vải gấm tơ tằm rất phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Dưới đây là các bước chính trong quy trình hiện nay bao gồm:
Chọn lựa sợi tơ:
Quá trình sản xuất vải gấm tơ tằm sẽ cần bắt đầu từ việc nuôi tằm lấy tơ, cho tằm ăn lá dâu tươi.
Sau 20 - 25 ngày tằm nhả kén. Kén tằm được thu hoạch và sẵn sàng để kéo tơ.
Đưa kén tằm đi ngâm nước nóng để làm mềm và kéo sợi tơ từ kén. Sợi tơ tằm sau đó được xoắn lại để tạo thành sợi dài và chắc chắn.
Chuẩn bị khung dệt và sợi:
Chuẩn bị khung dệt, lưu ý đảm bảo độ căng và chính xác của sợi. Khung dệt có thể là khung dệt truyền thống hoặc khung dệt hiện đại tùy thuộc vào quy mô và phương pháp sản xuất.
Nhuộm sợi tơ tằm vào màu trước khi dệt để tạo ra các màu sắc và hoa văn mong muốn. Các loại thuốc nhuộm tự nhiên thường được sử dụng để đảm bảo sự an toàn và bền màu.
Thiết kế hoa văn:
Hoa văn trên vải gấm được thiết kế rất tỉ mỉ, thông thường là những họa tiết truyền thống, phong cảnh hoặc các biểu tượng mang ý nghĩa văn hóa.
Sau khi thiết kế hoa văn thì được chuyển thành các bản dệt trên khung dệt, đảm bảo độ chính xác cao nhất cho quá trình dệt.
Quá trình dệt vải:
Sợi dọc (sợi chính) và sợi ngang (sợi phụ) được dệt chặt chẽ với nhau để tạo thành nền vải. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác để đảm bảo không có lỗi trong kết cấu vải.
Hoa văn được dệt nổi trên nền vải thông qua việc thay đổi màu sắc và kiểu dệt của sợi ngang. Mỗi hoa văn đòi hỏi kỹ thuật riêng và sự tỉ mỉ của người thợ dệt.
Hoàn thiện vải:
Kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện và sửa chữa bất kỳ lỗi nào và đây là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng cao nhất của sản phẩm.
Vải gấm được giặt sạch để loại bỏ bụi bẩn và các hóa chất còn lại từ quá trình nhuộm. Sau đó, vải có thể được xử lý thêm để tăng độ bền và độ bóng.
Vải được cắt thành các kích thước và hình dạng mong muốn. Các mép vải được xử lý để tránh bị xổ sợi và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Các Loại Vải Gấm Phổ Biến Hiện Nay
Với sự phát triển của ngành kỹ thuật dệt đã mang đến sự đa dạng các loại vải gấm. Chẳng hạn như một số loại vải sau:
Gấm cotton: Là sợi tơ tằm kết hợp thêm sợi cotton, có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí và mỏng nhẹ nên rất thích hợp để mặc sinh sống và đi đến những nơi nhiệt độ cao, trời nóng ẩm.
Gấm hoa nổi: Sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, mang nét nghệ thuật, thẩm mỹ cao. Đặc biệt, khi lướt tay lên mặt gấm, bạn sẽ cảm nhận được sự êm mượt và vô cùng mát.
Gấm lụa: Được sản xuất từ những sợi tơ tằm tự nhiên, đây được xem là là dòng chất liệu cao cấp. Gấm lụa có bề mặt trơn, mịn, độ bền cao, thoáng mát, có khả năng bắt sáng tốt và thân thiện với môi trường.
Gấm tơ tằm: Có nguồn gốc 100% từ sợi tơ tự nhiên. Từ đoạn nhả tơ đến se sợi, nhuộm màu và đem dệt thành gấm, trải qua công đoạn rất kỳ công và cần nhiều sự tỉ mỉ, thời gian và sức lực.
Ưu & Nhược Điểm Của Vải Gấm
Ưu điểm của vải gấm
Độ bền cao: Dù giặt bằng bột giặt và phơi dưới ánh nắng mặt trời vẫn bền màu, bề mặt vải bóng mịn, không lo bị phai theo thời gian
Đa dạng về màu sắc: Hoa văn trên nền vải gấm luôn tinh tế và đạt đến độ thẩm mỹ cao, trong lĩnh vực thiết kế đầm váy dự tiệc chúng giúp người mặt luôn “tỏa sáng” dưới ánh đèn.
Hoa văn tinh xảo: Nghệ thuật giao thoa giữa truyền thống và hiện đại đã thổi vào vải gấm những hoa văn tinh tế và sống động, không quá cầu kỳ nhưng rất sang trọng và cuốn hút ánh nhìn.
Thân thiện môi trường: Được sản xuất từ sợi tơ do chính con tằm “nhả ra” nên chúng hoàn toàn không có hóa chất ảnh hưởng đến môi trường, giúp an toàn cho người dùng.
Nhược điểm của vải gấm
Tạo cảm giác nóng khi mặc: Để tránh bị tình trạng này, bạn cần phải chọn gấm tự nhiên nếu chọn gấm nhân tạo còn có thể gây kích ứng da và cảm giác khó chịu khi mặc.
Khó giặt: Giặt lau khô, sẽ có mùi hôi khó chịu nếu trong trạng thái bị ẩm lâu ngày. Không thể dùng bàn chải để đánh vì có thể làm xơ các sợi tơ.
Giá thành cao: Gấm tự nhiên được dùng trong các ngành thời trang cao cấp lại có giá rất đắt so với gấm nhân tạo
Trọng lượng nặng: Trong các loại vải thì gấm được đánh giá là có độ nặng cao hơn các loại vải khác. Vì thế khi mặc các loại đầm có độ dài, thiết kế cầu kỳ sẽ có cảm giác khá nặng nề hơn.
Tính Ứng Dụng Của Vải Gấm
Cùng Thế Giới Khăn Bông khám phá các ứng dụng của vải gấm trong lãnh địa thời trang nhé:
Trong thời trang: Áo dài, đầm, váy,… và một số phụ kiện thời trang từ gấm.
Trang trí nội thất: Với hoa văn tinh xảo và màu sắc bắt mắt, vải gấm được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất như rèm cửa, gối, và bọc ghế, mang lại không gian sống đẳng cấp và sang trọng.
Quà tặng: Vải gấm còn được sử dụng để làm túi xách, khăn choàng, và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làm quà tặng ý nghĩa và cao cấp.
Trang phục biểu diễn: Các nghệ sĩ, diễn viên thường sử dụng trang phục gấm trong các buổi biểu diễn, đặc biệt là các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, để tôn vinh văn hóa và lịch sử.
Vải gấm không chỉ là một loại vải, mà còn là biểu tượng của văn hóa và lịch sử, mang trong mình vẻ đẹp truyền thống và sự tinh tế của nghệ thuật dệt may.
Vải gấm không chỉ là một chất liệu vải đẹp mắt mà còn mang trong mình lịch sử và nghệ thuật dệt tinh xảo. Với sự sang trọng, độ bền và ứng dụng đa dạng, vải gấm luôn là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự độc đáo và cao cấp. Hiểu rõ về đặc điểm, ưu nhược điểm cũng như cách bảo quản, Thế Giới Khăn Bông hy vọng sẽ giúp bạn tận dụng tối đa giá trị của loại vải này.
Gợi ý nội dung liên quan:
- 15+ Món quà tặng doanh nhân sang trọng, cao cấp và ý nghĩa
- Top 10+ quà tặng doanh nghiệp ý nghĩa và sang trọng
- Danh sách 10 bộ quà tặng tân gia ý nghĩa độc đáo phù hợp
- 10+ quà tặng đối tác cực kỳ sang trọng và tinh tế hiện nay