
Vải thun mè là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng vải thun mè
TGKB
Th 4 19/03/2025
11 phút đọc
Nội dung bài viết
Vải thun mè ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang nhờ vào những đặc tính vượt trội về độ bền, sự thoáng mát và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm, ứng dụng và cách bảo quản của vải thun mè. Trong bài viết này, hãy cùng Thế Giới Khăn Bông khám phá chi tiết về chất liệu này, từ tính chất, ưu nhược điểm cho đến cách lựa chọn sản phẩm phù hợp để đảm bảo trải nghiệm sử dụng tốt nhất nhé!
Vải thun mè là gì?
Vải thun mè (Bird’s Eye Pique Fabric) là một loại vải đặc biệt có bề mặt lỗ nhỏ li ti, tạo cảm giác thoáng khí và mềm mại khi mặc. Thành phần chính của vải thun mè thường là sợi polyester tổng hợp, kết hợp với một tỷ lệ nhỏ sợi spandex (3 – 5%) để tăng độ đàn hồi.
Nhờ kết cấu dệt độc đáo, vải có khả năng co giãn tốt theo cả chiều ngang và chiều dọc, giúp ôm sát cơ thể nhưng vẫn mang lại sự thoải mái tối đa. Ngoài ra, một số loại còn được pha thêm sợi bông (cotton) hoặc sợi tự nhiên như sợi tre (bamboo) nhằm cải thiện khả năng thấm hút và độ mềm mại. Chính vì thế, vải thun mè có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Tính chất của vải mè
Tính chất vật lý
Vải thun mè nổi bật với bề mặt mềm mại, xốp và có các hạt nhỏ li ti tương tự hạt mè. Nhờ cấu trúc đặc biệt này, loại vải này có độ đàn hồi cao, giúp sản phẩm giữ form tốt và hạn chế nhăn ngay cả khi bị vò mạnh. Ngoài ra, vải còn có độ co giãn linh hoạt, ôm sát cơ thể nhưng vẫn mang lại cảm giác thoải mái khi vận động.
Một điểm đáng chú ý là vải thun mè có khả năng thoáng khí tốt, giúp hạn chế tình trạng tích tụ mồ hôi, tạo cảm giác khô thoáng khi mặc. Tuy nhiên, do thành phần tổng hợp cao, vải có khả năng thấm nước kém hơn so với một số loại vải tự nhiên. Đặc biệt, vải có đặc tính chống nhăn tốt, dễ bảo quản và hầu như không cần là/ủi sau khi giặt.
Tính chất hóa học
Vải thun mè có khả năng bắt lửa kém, có mùi khét đặc trưng và vón thành cục sau khi đốt. Ngoài ra, do chứa thành phần nylon cao, loại vải này dễ bị co rút khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đặc biệt, thun mè không tan trong nước, giúp tăng độ bền trong quá trình sử dụng.
Ưu nhược điểm của vải thun mè
Ưu điểm của vải thun mè:
Độ bền cao: Vải thun mè có tính chất bền bỉ, không dễ bị rách hay sờn trong quá trình sử dụng, dù trong môi trường khắc nghiệt hay thường xuyên giặt giũ.
Khả năng co giãn tốt: Vải thun mè rất linh hoạt, có khả năng co giãn tốt, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc.
Dễ bảo quản: Vải thun mè không dễ bị nhăn và có thể giặt máy dễ dàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chăm sóc sản phẩm.
Thoáng khí: Với thành phần cotton, vải thun mè có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tạo sự thoáng mát, giúp người mặc cảm thấy dễ chịu suốt cả ngày dài.
Giữ màu tốt: Vải thun mè có khả năng giữ màu sắc bền lâu, không dễ phai dù giặt nhiều lần.
Nhược điểm của vải thun mè:
Dễ bị biến dạng bởi nhiệt độ cao: Nếu chất liệu vải này tiếp xúc với nước nóng hoặc ánh nắng gay gắt có thể bị bạc màu.
Khó khâu vá, chỉnh sửa: Vì có độ co giãn khá tốt khiến việc khâu may phức tạp hơn.
Thấm hút kém: Khi trời nóng, vải dễ bết dính vào cơ thể, gây khó chịu.
Có các loại vải thun mè nào?
Phân loại theo kiểu dệt
Vải mè kim: Đặc điểm là những rãnh nhỏ giống hình lỗ kim, giúp tăng độ thông thoáng. Nhờ đặc tính này, vải được sử dụng phổ biến trong việc may đồng phục nhóm, quần áo thể thao, bóng chuyền, bóng rổ và các loại trang phục không logo.
Vải mè caro: Được thiết kế với các rãnh nhỏ hình caro đặc trưng, vải mè caro không chỉ giữ nguyên các ưu điểm của thun mè mà còn tạo hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo. Chất vải này thường được sử dụng trong sản xuất áo chống nắng và trang phục thể thao như quần áo bóng đá.
Vải mè nhí: Đây là loại vải có bề mặt với các rãnh nhỏ li ti, giúp tạo độ thông thoáng tối ưu. Vải mè nhí có đặc điểm mềm mại, không nhăn, độ bền cao, thích hợp để may quần áo thể thao, giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái khi vận động.
Vải mè bóng: Với bề mặt trơn bóng, vải mè bóng có vẻ ngoài bắt mắt, tương tự như lụa nhưng vẫn giữ được độ thoáng khí nhờ các lỗ nhỏ trên bề mặt. Loại vải này thường được ứng dụng trong các thiết kế trang phục nữ và đồ thể thao.
Phân loại theo tính co giãn
Vải thun mè 2 chiều: Đây là loại vải có độ co giãn theo chiều ngang, giúp giữ form áo tốt, hạn chế tình trạng chảy xệ sau thời gian sử dụng. Vải mè 2 chiều thường chứa khoảng 3% - 5% sợi spandex, giúp tăng độ bền và được ứng dụng phổ biến trong đồng phục thể thao, đồng phục công nhân nhờ giá thành hợp lý.
Vải thun mè 4 chiều: Khả năng co giãn linh hoạt theo cả chiều ngang và chiều dọc giúp vải mè 4 chiều mang lại sự thoải mái tối đa cho người mặc. Loại vải này thường có thành phần 5% - 7% spandex kết hợp với polyester, phù hợp cho các trang phục cần độ co giãn cao. Tuy nhiên, giá thành của vải mè 4 chiều thường cao hơn và cần bảo quản đúng cách để đảm bảo độ bền.
Cách nhận biết vải thun mè
Quan sát bằng mắt và cảm nhận bằng tay
Vải thun mè có hai mặt với đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Bề mặt vải được bao phủ bởi vô số hạt li ti, tạo hiệu ứng giống như hạt mè, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Khi chạm vào, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm mịn, sáng bóng và bề mặt khá trơn. Đặc biệt, loại vải này ít nhăn ngay cả khi bị vò mạnh và nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu. Ngoài ra, thun mè có độ co giãn tốt, chỉ cần kéo nhẹ rồi thả ra, vải sẽ hồi về form ban đầu ngay lập tức.
Kiểm tra bằng nhiệt độ
Một trong những cách phân biệt vải thun mè là thử nghiệm với lửa. Chất liệu này có khả năng bắt lửa kém, cháy chậm và sẽ tự tắt khi đưa ra khỏi nguồn nhiệt. Tro của phần vải sau khi đốt sẽ vón thành cục và không thể bóp vụn. Đặc biệt, khi cháy vải tỏa ra mùi khét giống như nhựa cháy.
Kiểm tra khả năng thấm nước
Vải thun mè có độ thấm nước thấp, giúp chống ẩm và khô nhanh. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhỏ một ít nước lên bề mặt vải. Nếu nước thấm rất chậm hoặc chỉ thấm một mặt, thậm chí đọng lại trên bề mặt trong thời gian dài, đó chính là loại vải thun mè cao cấp.
Ứng dụng của vải thun mè trong đời sống
Quần áo thể thao
Vải thun mè là lựa chọn lý tưởng để may áo thun thể thao, quần short, áo ba lỗ nhờ vào độ thoáng khí cao và trọng lượng nhẹ.
Chất liệu này giúp người mặc vận động linh hoạt, hạn chế mùi mồ hôi và mang lại cảm giác khô ráo, thoải mái, đặc biệt phù hợp với các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, tennis, gym,…
Đồng phục
Nhờ giá thành hợp lý và độ bền cao, vải thun mè được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để may đồng phục cho nhân viên. Chất vải ít nhăn, dễ bảo quản, giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc trong thời gian dài.
Ngoài ra, đây cũng là chất liệu được sử dụng rộng rãi trong các bộ đồng phục của tài xế công nghệ như Grab, Bee, GoViet…
Áo khoác
Với khả năng ít thấm nước và chống nắng nhẹ, vải thun mè là chất liệu phù hợp để may áo khoác cho thời tiết nóng ẩm.
Kiểu áo khoác form rộng làm từ vải mè mang lại sự thoải mái cho người mặc, đồng thời giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường.
Khẩu trang
Vải thun mè có bề mặt thoáng khí, giúp người dùng hô hấp dễ dàng mà không bị bí bách.
Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc, chất liệu này được ứng dụng trong sản xuất khẩu trang y tế, khẩu trang thể thao nhằm bảo vệ sức khỏe người dùng.
Trang phục y tế
Chất liệu thun mè đáp ứng các tiêu chí quan trọng của trang phục y tế như thoáng khí, ít bám bẩn, dễ giặt sạch. Ngoài ra, chất vải nhẹ giúp nhân viên y tế cảm thấy thoải mái khi làm việc trong thời gian dài, đảm bảo sự tiện lợi và an toàn trong môi trường bệnh viện.
Nội thất gia đình
Không chỉ được ứng dụng trong ngành may mặc, vải thun mè còn được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm nội thất gia đình.
Nhờ độ bền cao, dễ vệ sinh và khả năng chống nấm mốc, loại vải này phù hợp để làm rèm cửa, ga trải giường, khăn trải bàn, thảm lót, giúp không gian sống luôn sạch sẽ và hiện đại.
Cách bảo quản vải thun mè đơn giản
Vải mè là chất liệu có nhiều ưu điểm, nhưng để giữ được độ bền và thẩm mỹ lâu dài, bạn cần chú ý đến cách giặt, phơi và bảo quản.
Giặt đúng nhiệt độ: Nên giặt ở nhiệt độ dưới 40°C để bảo vệ sợi vải, tránh giặt với nước quá nóng trên 60°C vì có thể làm biến dạng vải.
Chọn nước giặt phù hợp: Sử dụng nước giặt dịu nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh để giữ độ mềm mại và màu sắc của vải. Tránh đổ trực tiếp chất tẩy rửa lên bề mặt vải để hạn chế hư hại.
Phơi đúng cách: Hãy phơi quần áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt để ngăn ngừa co rút và phai màu.
Hạn chế là ủi: Vải mè ít nhăn, nên không cần là ủi thường xuyên. Nếu cần, hãy ủi ở nhiệt độ thấp (khoảng 120 – 150°C).
Bảo quản đúng cách: Khi không sử dụng, hãy treo hoặc gấp gọn quần áo ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc và bụi bẩn.
Phân loại trước khi giặt: Nên giặt riêng sản phẩm từ vải mè có màu với đồ trắng để tránh phai màu. Ngoài ra, khi giặt, bạn cũng nên phân loại quần áo cùng tông màu để tránh loang màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm.
Vải thun mè là một chất liệu may mặc vô cùng tiện dụng và được ưa chuộng trong ngành thời trang và đồng phục. Với đặc tính bền, thoải mái và dễ bảo quản, vải thun mè xứng đáng là lựa chọn hàng đầu trong việc sản xuất trang phục thường ngày. Hy vọng bài viết này từ Thế Giới Khăn Bông đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vải thun mè, từ đó có những lựa chọn mua sắm đúng đắn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.