
Vải thun TC là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng vải thun TC
TGKB
Th 2 17/03/2025
7 phút đọc
Nội dung bài viết
Vải TC (hay còn gọi là vải TICI, Cotton TC) là một trong những chất liệu phổ biến trong ngành may mặc nhờ sự kết hợp giữa cotton mềm mại và polyester bền bỉ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết các đặc điểm, tính ứng dụng và cách bảo quản loại vải này. Vậy hãy theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thêm về loại vải này nhé!
Khái niệm vải thun TC là gì?
Vải thun TC (hay còn gọi là vải Tici, cotton Tici) có tên đầy đủ là vải Tetron Cotton, một loại vải tổng hợp được tạo nên từ 35% sợi cotton và 65% polyester, do đó còn có tên gọi khác là TC 35/65. Để tăng thêm độ co giãn, một số loại vải TC còn được bổ sung 3 - 5% sợi spandex, giúp mang lại sự thoải mái khi mặc.
Nhờ sự kết hợp này, vải TC có độ bền cao, ít nhăn, giữ form tốt, giá thành hợp lý và giúp tối ưu chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, với đặc tính co giãn tốt, vải TC cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, đặc biệt là sản xuất áo thun, đồng phục và trang phục thể thao.
Phân loại vải TC
Vải thun TC có nhiều loại khác nhau tùy theo tỷ lệ pha trộn giữa cotton và polyester. Dưới đây là một số phân loại cơ bản của vải TC:
Vải TC mỏng
Được cán mỏng với trọng lượng 1kg/3m2, vải TC mỏng mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoáng khí, phù hợp để may trang phục cho vùng có khí hậu nhiệt đới.
Với tỷ lệ 35% cotton và 65% polyester, vải không chỉ nhẹ mà còn đảm bảo sự bền bỉ, giữ form tốt. Loại vải này được ưa chuộng để may quần áo mùa hè, giúp người mặc luôn cảm thấy dễ chịu, không bị gò bó hay nóng bức.
Vải TC dày
Với trọng lượng khoảng 1kg/2m2, vải TC dày được đánh giá cao về khả năng giữ nhiệt và độ bền. Nhờ đặc tính ít thoát nhiệt, loại vải này thường được sử dụng để may quần áo mùa đông, vỏ chăn gối, đảm bảo sự ấm áp và thoải mái.
Trọng lượng của vải TC dày dao động từ 2m2 – 2m4/1kg, giúp duy trì độ chắc chắn và bền bỉ khi sử dụng lâu dài.
Vải TC 30
Vải TC 30 có trọng lượng trung bình, khoảng 1kg/2.7 – 2.9m2, với tỷ lệ 30% cotton và 70% polyester. Nhờ có độ dày vừa phải, loại vải này rất phù hợp để may áo thun, đồng phục công sở, trang phục trẻ em và phụ nữ.
Đặc điểm nổi bật của vải TC 30 là khả năng giữ form tốt, ít nhăn và có độ bền cao, giúp trang phục luôn chỉn chu và đẹp mắt.
Vải TC 40
Vải TC 40 có trọng lượng khoảng 1kg/3.4m2, bề mặt vải mịn, sờ vào mát tay, mang đến cảm giác gần giống với cotton 100%. Với tỷ lệ 40% cotton và 60% polyester, loại vải này mang lại sự mềm mại và thoáng khí vượt trội, nhưng vẫn giữ được độ bền và form dáng.
Nhờ đặc tính nhẹ nhàng và mát mẻ, vải TC 40 thường được dùng để may đồ ngủ, chăn ga gối hoặc trang phục mùa hè.
Những ưu điểm và nhược điểm của vải TC
Ưu điểm của vải thun TC:
Độ bền cao: Nhờ vào thành phần polyester nên vải TC giữ form khá tốt, không dễ bị rách hay sờn,. Điều này giúp sản phẩm làm từ vải TC luôn trông như mới dù giặt nhiều lần.
Khả năng chống nhăn: Một trong những điểm mạnh của vải TC là khả năng chống nhăn tuyệt vời. Bạn không phải lo lắng về việc ủi đồ quá nhiều, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Co giãn tốt: Nhờ thành phần spandex có bên trong, vải TC có độ đàn hồi cao, mềm mại khi chạm vào, tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
Khả năng thấm hút tương đối tốt: Khả năng thấm hút của vải phụ thuộc vào tỷ lệ cotton trong thành phần. Hiện nay, nhiều loại vải TC được nâng cao lượng cotton để tăng khả năng hút ẩm, giúp người mặc luôn thoáng mát.
Giá thành hợp lý: Với sự kết hợp giữa polyester và cotton, vải TC không chỉ có độ bền cao mà còn có giá thành phải chăng, thích hợp cho cả người tiêu dùng lẫn các nhà sản xuất.
Nhược điểm của vải thun TC:
Khả năng thấm hút chưa hoàn hảo: Mặc dù vải thun TC có khả năng thấm hút mồ hôi, nhưng không thể so sánh với các loại vải hoàn toàn từ cotton. Khi mặc lâu, vải TC có thể cảm giác hơi bí bách hơn so với các loại vải tự nhiên.
Ít thoáng khí: Vải thun TC có thể không thông thoáng bằng các loại vải 100% cotton, gây cảm giác nóng bức khi mặc trong thời tiết nóng.
Những ứng dụng phổ biến của vải TC
Vải TC được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của ngành may mặc nhờ vào sự kết hợp giữa tính bền, giá cả phải chăng và cảm giác thoải mái khi mặc. Một số ứng dụng phổ biến của vải TC bao gồm:
Áo thun: Vải TC rất được ưa chuộng trong sản xuất áo thun nhờ khả năng co giãn và giữ form tốt.
Đồng phục công sở: Với đặc tính ít nhăn, giữ form tốt và bền bỉ, vải TC trở thành chất liệu lý tưởng cho đồng phục công sở. Chúng không chỉ tạo sự chuyên nghiệp mà còn giúp người mặc thoải mái trong suốt cả ngày làm việc.
Quần áo thể thao: Vải TC có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu khi vận động, do đó, nó được sử dụng trong sản xuất áo quần thể thao.
Chăn, ga, gối, đệm: Chất liệu này mang lại độ mềm mại vừa phải, đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng, đồng thời có độ bền cao và dễ vệ sinh. Với mức giá hợp lý, đây là lựa chọn được nhiều gia đình tin dùng để tạo không gian ấm cúng và tiện nghi.
Hướng dẫn cách bảo quản và vệ sinh vải TC
Để vải TC luôn giữ được vẻ đẹp và độ bền như mới, việc bảo quản và vệ sinh đúng cách là rất quan trọng:
Ngâm trước khi giặt: Ngâm vải TC trong nước lạnh pha với nước xả vải khoảng 30 phút hoặc qua đêm để giữ độ mềm mịn và bóng bẩy. Tránh vò mạnh hay dùng chất tẩy rửa mạnh.
Phân loại khi giặt: Giặt riêng vải TC với các loại vải khác để tránh phai màu & hư hại sợi vải.
Phơi đúng cách: Hạn chế phơi trực tiếp dưới nắng gắt, nên phơi nơi thoáng mát có gió hoặc dùng quạt khi cần.
Ủi vải TC: Nếu vải TC bị nhăn, bạn có thể ủi với nhiệt độ thấp để tránh làm hỏng sợi vải. Tuy nhiên, với khả năng chống nhăn, vải TC thường không cần ủi quá nhiều.
Vải thun TC là một lựa chọn tuyệt vời cho các sản phẩm may mặc nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa độ bền, sự thoải mái và giá trị kinh tế. vọng bài viết của Thế Giới Khăn Bông đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loại vải này.